KINH NGHIỆM MỞ QUÁN PHỞ
Nồi nấu phở NEW STAR (thương hiệu nồi nấu phở 24h) hom nay xin chia sẻ với các bạn kinh nghiệm để mở quán phở
Phở có thể được xem là món ăn đặc trưng của người Việt Nam, nhiều người nước ngoài chỉ biết đến Việt Nam thông qua món phở. Và đây cũng là một món ăn rất phổ biến được nhiều người ưa thích. Chính vì vậy, việc kinh doanh quán phở là một mô hình kinh doanh hiệu quả dành cho những người đam mê kinh doanh ẩm thực Việt Nam.
Điều kiện khởi nghiệp
- Chuẩn bị về vốn
Tùy khu vực, nếu bạn khởi nghiệp tại các khu vực trung tâm thành phố thì vốn đầu tư ban đầu: từ 100 triệu trở lên, vốn đầu tư sẽ trang trải các chi phí:
+ Tiền đặt cọc thuê mặt bằng và tiền thuê mặt bằng tháng đầu tiên;
+ Chi phí sửa chữa mặt bằng và mua sắm bàn ghế, dụng cụ và trang trí quán;
+ Dự phòng chi phí hoạt động cho 3 tháng đầu tiên
- Con người
+ Tuyển người: nếu quy mô nhỏ, bạn cân nhắc việc thuê nhân viên vừa đủ, tránh có chi phí lớn trong giai đoạn đầu. Trong giai đoạn đầu, cần có các vị trí: nấu và múc nước lèo, phục vụ, rửa chén, thu tiền. Trong đó, đầu bếp đóng vai trò hết sức quan trọng, cần tuyển người nấu ngon và có tâm huyết với nghề.
+ Quản lý: ban đầu bạn nên là người quản lý để nắm rõ tình hình hoạt động của quán, để có những điều chỉnh thích hợp về khẩu vị, giá bán, dịch vụ…, khi quán đi vào hoạt động ổn định, bạn có thể tuyển Quản lý để thực hiện theo đúng những việc bạn đã thực hiện hiệu quả trước đây.
- Pháp lý: sau khi đã thuê mặt bằng, bạn đến phường xã để xin giấy phép kinh doanh việc này rất đơn giản chỉ cần tới phường xã kê khai là được cấp phép kinh doanh ngay
- Lợi thế
+ Nếu bạn có năng khiếu về nấu ăn thì việc kinh doanh quán phở sẽ gặp nhiều thuận lợi. Việc thuê đầu bếp nấu phở, cần phải kỹ lưỡng, vì nó quyết định sự thành bại của bạn.
+ Địa điểm kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng khi mở quán, nó quyết định giá bán, bạn nên chọn những vị trí để xe thuận tiện thoải mái
Yêu cầu chuyên môn
Lập kế hoạch kinh doanh:
- Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh tại khu vực mình sắp kinh doanh. Từ đó, lựa chọn khách hàng mục tiêu để lên kế hoạch kinh doanh cụ thể.
- Bạn cần xác định về thời gian bán, chỉ vào buổi sáng hoặc bán cả ngày? Nên tập trung kinh doanh 01 món phở thì tốt nhất.
- Bạn cần bố trí quán ăn thật khoa học sạch sẽ để thu hút người ăn
- Lập kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận cho từng tháng, dự trù kinh doanh lỗ trong 3 tháng đầu tiên.
- Có những trương trình khuyến mại trong những ngày đầu mới mở để thu hút khach hàng
Kiến thức, kỹ năng chuyên môn
- Bạn nên am hiểu về ẩm thực, đặc biệt nghiên cứu kỹ về món Phở;
- Kinh doanh Phở bò thì phổ biến hơn, cách nấu Phở bò đòi hỏi nhiều công đoạn và có những bí quyết để nấu một nồi Phở ngon, mang đậm hương vị Phở.
Nấu nước lèo là công đoạn quan trọng nhất, gần như quyết định nhiều nhất để có 1 tô Phở ngon.
Nấu 1 nồi Phở bò đòi hỏi bạn phải nắm được các yếu tố sau:
- Mùi thơm của bò, hoa hồi và quế;
- Vị đậm đà và ngọt của thịt bò.
Ngoài nước lèo, cách trình bày, bánh phở, rau, giá, nước mắm nêm thêm, chanh, ớt, tỏi… sẽ giúp cho tô phở thơm, ngon hơn.
Đó là chia sẻ kinh nghiệm của chúng Tôi các bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết dưới đây
Bí quyết nấu phở nam định